Tiếng Việt   Tiếng Anh
 
 

 

TRANG CHỦ

 

|

GIỚI THIỆU

|

TIN TỨC - SỰ KIỆN

|

LIÊN HỆ

               Danh mục

           Tin tức

     
   
 
Ngành Dệt may Việt Nam sẽ có 5-7 thương hiệu tầm quốc tế (2/12)

Bên lề Hội nghị thường niên toàn cầu về sợi và dệt vải của Liên đoàn các nhà sản xuất sợi dệt quốc tế (ITMF) diễn ra sáng 5/11 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang đã trao đổi với báo giới về các tham vọng của ngành Dệt may Việt Nam.

Thưa ông, tháng 9/2011, Việt Nam mới tham gia ITMF. Việc Liên đoàn chọn tổ chức hội nghị toàn cầu ở một thành viên non trẻ là Việt Nam, điều này có ý nghĩa gì?

Ông Vũ Đức Giang: Đúng là tháng 9/2011 Việt Nam mới trở thành thành viên của ITMF, nhưng khi đó, ông Chủ tịch Hiệp hội Dệt may thế giới đã đề nghị sẽ tổ chức hội nghị năm 2012 tại Việt Nam.

Điều này được giải thích là vị thế của Dệt may Việt Nam đã có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của ngành Dệt may thế giới. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, trên 15 năm, đặc biệt là 7 năm gần đây, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành Dệt may Việt Nam đã có bước đột phá về tăng trưởng giá trị xuất khẩu với mỗi năm tăng trưởng tới 25-28%. Thế giới đánh giá khả năng cạnh tranh và hội nhập của ngành Dệt may Việt Nam đã phát triển mạnh.

Một lý do nữa là Hiệp hội Dệt may thế giới đặt niềm tin ở Việt Nam, vì đất nước ta có nền tảng chính trị ổn định, tạo ra một cơ chế, hành lang pháp lý cho doanh nghiệp phát triển ổn định. Chính vì thế, họ cho rằng ngành Dệt may Việt Nam có cơ sở để phát triển trong thời gian qua nhanh như vậy.

Cuối cùng là Hiệp hội Dệt may thế giới có niềm tin vào đội ngũ các nhà quản trị của Việt Nam. Trên thực tế các doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển từ hình thức gia công sang sản xuất FOB. Việt Nam từng là nước nhập khẩu nguyên phụ liệu rất lớn (tới gần 100%) thì nay đã hạn chế được nhập khẩu, chỉ còn khoảng hơn 60%.

Có thể nói, với sự ổn định chính trị của đất nước ta, các nhà đầu tư quốc tế tin tưởng về mối quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định với các doanh nghiệp Việt Nam.

Thưa ông, trong phát biểu sáng nay, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao vai trò của các doanh nghiệp FDI. Vậy ngành Dệt may sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là ở lĩnh vực công nghiệp phụ trợ?

Ông Vũ Đức Giang: Tôi cho rằng hội nghị lần này là cơ hội để chúng ta kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia sản xuất, trong đó tập trung đầu tư có chiến lược vào ngành công nghiệp sợi, dệt, nhuộm và các sản phẩm cao cấp.

Đây cũng là cơ hội để tạo ra khả năng tác động đến tầm nhìn và tính chiến lược của từng doanh nghiệp trong nước, đồng thời cũng là cơ hội để doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài học hỏi lẫn nhau.

Để đạt mục tiêu phát triển và hội nhập, sau hội nghị này, ngành Dệt may sẽ có giải pháp cụ thể nào, thưa ông?

Ông Vũ Đức Giang: Có 4 vấn đề ngành Dệt may phải vượt qua, đó là xác định sản phẩm cốt lõi cho mục tiêu chiến lược lâu dài. Theo đó, sợi, dệt, nhuộm là sản phẩm nối dài của may. Thứ hai, chúng tôi mong muốn một cơ chế có tính ổn định lâu dài cho các doanh nghiệp đầu tư. Thứ ba, việc sản xuất phải gắn với thiết kế, với nhãn hiệu, thương hiệu. Thứ tư là ngành Dệt may phải đưa sản phẩm ra thị trường thế giới mà mục tiêu đến năm 2020 phải có 5-7 thương hiệu hội nhập thị trường thế giới.

baodientu.chinhphu.vn   

 
 

            Tin tức

 · Trung Quốc dư thừa bông trong vụ 2012-2013 (2/12)

 · Ngành Dệt may Việt Nam sẽ có 5-7 thương hiệu tầm quốc tế (2/12)

 · Công ty CP Đồng Việt Phú: Đầu tư mạnh cho công nghiệp phụ trợ (2/12)

 · Dệt may: Tăng nội địa hóa, đẩy mạnh phân phối (18/10)

 

          Tìm kiếm

   
Sản phẩm Bài viết

         Thăm dò ý kiến

Bạn có ý kiến gì về chất lượng sản phẩm của công ty?
Chất lượng rất tốt
Chất lượng tốt
Như các công ty khác
Chất lượng kém

           Thông tin

² Chế độ tốt nhất:
         1024x768
 
  ² Số lượt truy cập:

Trang chủ | Giới thiệuLiên hệ